Ngày đăng: 09:39 AM 27/05/2019 - Lượt xem: 1348
Những điều cần lưu ý về phong thủy trong kiến trúc nội thất của căn phòng bao gồm tường, trần nhà, nền nhà, kết cấu cửa sổ, cửa ra vào, đồ đạc và các biểu tượng trang trí được sử dụng
PHONG THỦY TRONG TRANG TRÍ NỘI THẤT VÀ BIỂU TƯỢNG.
Nhà thiết kế nội thất quan tâm đến không gian, ánh sáng và màu sắc khi tạo một môi trường phù hợp với hoạt động ăn uống, ngủ và làm việc. Chuyên gia Phong thủy quan tâm đến việc bày trí đồ đạc và vị trí của khí, qua đó có thể kích hoạt khả năng tiềm tàng của người sống trong nhà. Các lĩnh vực xem có vẻ khác nhau về kiến thức chuyên môn này, thực chất có mối quan hệ khăng khít. Phong thủy tốt đồng nghĩa với thoáng khí, ánh sáng thích hợp, tỉ lệ đúng quy cách và quan trọng hơn hết là vẻ cân bằng. Việc thiết kế nội thất tốt có tác dụng kích hoạt Phong thủy của một căn phòng, cửa hàng hay văn phòng làm việc.
Phong thủy giữa các căn phòng
Các cách đánh giá phong thủy
Các đặc điểm kiến trúc của căn phòng bao gồm tường, trần nhà, nền nhà kết cấu, cửa sổ và cửa ra vào ảnh hưởng đến dòng khí trong ngôi nhà hay căn hộ. Ánh sáng và màu sắc chắc chắn đóng một vai trò tác động đến đặc tính của khí trong căn phòng. Căn phòng có ít đồ đạc nhưng có lối sắp xếp trang nhã và hài hòa có thể tạo ra dòng sinh khí mang lại sinh lực và có lợi cho sức khỏe. Thông thường, Phong thủy tốt kết hợp cả kiến trúc và trang trí nội thất tốt lại với nhau.
Khí, nguồn sinh lực của sự sống, thúc đẩy vạn vật, nhưng phải hài hòa với các yếu tố thiết kế phù hợp để phát huy khả năng tiềm ẩn của nó. Mặc dù mỗi ngôi nhà có một địa thế Phong thủy và kiểu nộí thất riêng, nhưng vẫn có một số khái niệm về thiết kế cơ bản có thể đem áp dụng cho tất cả các phần bên trong của ngôi nhà để tạo ra một môi trường thoải mái và tận dụng tối đa các nguồn sinh khí vô hình.
Nói chung, một ngôi nhà hay căn hộ phải có họa đồ thiết kế hữu dụng với sự lưu thông tốt và kết cấu không gian hợp lý. Ngôi nhà đó phải đạt được vẻ thẩm mỹ với tỉ lệ và màu sắc kết hợp hài hòa. Tòa nhà cao ốc phải được thiết kế chịu đựng tốt các điều kiện thời tiết và ít bị tác động bởi các tia bức xạ mặt trời. Sự thông khí cũng rất quan trọng. Khí tuần hoàn trong cơ thể cũng giống như luồng khí trong lành thổi qua; và tử khí chính là khí ẩm ướt, tù đọng.
Đồ đạc
Đồ đạc phải được bày trí trong các vùng khí, theo hướng của dòng không khí trong lành và có đủ ánh sáng thích hợp sao cho tạo nên vẻ hài hòa với các yếu tố nội thất khác đồng thời cân xứng trong cách sắp xếp. (Nhiều nguyên lý Phong thủy dựa trên thuyết cân bằng và hài hòa âm dương).
Kích thước của mỗi loại đồ đạc đều có ý nghĩa quan trọng đổi với nhà Phong thủy. Mỗi loại đơn vị đo tỉ lệ cạnh này đều có kích thước Phong thủy thích hợp.
Người Trung Hoa, ưa chuộng ngôn ngữ hình tượng, thường bày biện đồ đạc trong nhà theo lối hình tượng hóa. Người ta thiết kế ghế theo hình dạng con rùa tượng trưng cho trường thọ hay bàn ăn có hình tròn tượng trưng cho thiên vận. Thiết kế đồ đạc luôn là mối quan tâm của người Trung Hoa, thậm chí cách đây cả ngàn năm. Các hoàng đế ở các triều đại xa xưa đã chi phí nhiều tiền bạc vào việc trang trí nội thất và bày biện đồ đạc trong hoàng cung. Rồng, phượng hoàng và nhiều biểu tượng may mắn khác được chạm trổ tinh xảo trên các tấm bình phong và các loại đồ đạc để kích hoạt Phong thủy tốt. Ghế, bàn viết, giường, trường kỷ và các loại ghế đẩu của vua và hoàng gia đều được thiết kế sao cho tạo ra sự thoải mái và biểu trưng cho vận may tốt đồng thời được sắp xếp ở các vị trí để đón nhận khí.
Ghế ngồi của hoàng đế có lối thiết kế với phần tựa lưng rộng để tạo điểm tựa cùng như che chắn và với phần tay ghế chìa ra giông như hình móng ngựa. Vị trí của ghế đặt trước một tấm binh phong được chạm trổ tinh xảo đầy những hoa văn biểu tượng tốt. Toàn bộ ngai vàng án ngữ trên một bệ khiến cho vua luôn ngồi ở vị trí cao hơn mọi người.
Màu sắc và ánh sáng.
Màu sắc cũng mang ý nghĩa quan trọng đối với người Trung Hoa cổ. Màu vàng chỉ dành riêng cho hoàng gia, còn màu xanh lá cây dành cho quan lại. Màu đỏ tượng trưng cho hạnh phúc, địa vị, tiếng tăm và vận may. Màu này được sử dụng nhiều trong các ngày lễ hội và các tòa nhà có tổ chức tiêc cưới hay các dịp vui khác. Dưỡng Tâm Điện. cung an dưỡng được xây dựng để kỷ niệm sinh nhật lần thứ sáu mươi của hoàng thái hậu, có lớp sơn trang trí màu đỏ. cam, vàng và xanh lá cây, màu biểu hiện cho trường thọ. Mái nhà Thiên Miếu ở Bắc Kinh, xây vào triều Minh, có dạng hình tròn với lớp ngói màu thanh thiên để thuận theo thiên ý và tổ tiên hoàng tộc.
Cho đến ngày nay, giới Phong thủy vẫn rất coi trọng biểu tượng màu sắc: đỏ đại diện cho điềm tốt; xanh lá cho trường thọ, vàng là quyền lực, xanh biển là thiên vận và trắng tượng trưng cho thanh khiết.
Phối khí màu sắc của các chất liệu sơn tường có thể làm cho một căn phòng trở nên ấm cúng hay mát mẻ hơn và có tác dụng đến Phong thủy của nội thất. Nếu người sử dụng phần không gian có mạng thuộc hành hỏa và căn phòng người đó làm việc cả ngày được sơn màu đỏ hay một màu ấm áp nào khác (cũng thuộc hành hỏa), các hành này sẽ không hài hòa với nhau. Mặt khác, nếu người đó thuộc mạng thủy và làm việc trong phòng sơn màu ấm áp, hành thủy có tác dụng làm dịu mát hành hỏa, do vậy tạo ra một môi trường cân bằng hơn.
Ánh sáng khiến cho màu sắc và hình dạng nổi bật hơn. Cũng như đồ đạc, ánh sáng và màu sắc không nên bố trí theo lối tạo nên vẻ mất cân bằng hay sát khí. Theo giới phong thủy, ánh sáng chói bị xem là sát khí và gây khó chịu cho người sử dụng khoảng không gian, nên tránh ánh sáng chói chiếu thẳng từ các loại đèn bằng các vật dụng chắn bóng thích hợn.
Đôi khi có thể treo các mặt phẳng phản chiếu ở trên tường để tăng thêm ánh sáng cho gian phòng và tạo ra hình ảnh không gian ảo. Các thầy địa lý sử dụng các tấm gương để chặn tà khí và thu hút sình khí.
Các bức họa
Người Trung Hoa quan niệm vẻ cân bằng là phần cốt lõi của thiết kế hoàn hảo. Ngay cả các vật trang trí, bức họa, thuật viết chữ đẹp và họa tiết trang trí ở trên tường của ngôi nhà và cửa hàng Trung Hoa được treo theo từng cặp vì người ta quan niệm hạnh phúc đến từng đôi một. Ký tự 囍囍 (hỷ hỷ hay “song phúc”) thường được treo trên tường cùa tiệc cưới.
Trong ngôi nhà, chiều dài và rộng của hai cuộn giấy trang trí có viết chữ treo trên tường phải giống nhau. Khung hình của tác phẩm nghệ thuật phải có hình dạng mang ý nghĩa tốt như hình quạt hay tròn, Các bức tranh phải mô tả phong cảnh cây cối tượng trưng cho vận may hay hình của các vị thần có khả năng chế ngự ma quỷ.
Bức tranh phong cảnh đẹp mô tả vẻ cân bằng âm dương trong môi trường tự nhiên. Các tảng đá gồ ghề, vững chắc và rặng núi tương phản với các dòng nước trôi lững lờ và những áng mây trắng. Tranh về cây cối và hoa tượng trưng cho vận may và sức chịu đựng (như tre, trúc, hoa cúc) và các hình vẽ mang tính truyền thuyết (như các loại bùa chú) thường được treo ở cửa ở tòa nhà hay đền chính để xua tà khí.
Hoa văn.
Các hoa văn ở trên tường, nền và trần nhà cũng mang tính biểu tượng, Ví dụ, các mẫu vật giống như hình mai rùa tượng trưng cho trường thọ, mây tượng trưng cho tri thức, các đồng tiền đại diện cho thịnh vượng và các biểu hiện cho thành công.
Các ký tự như 人 (nhân), 口 (khẩu) và 丁 (đinh) là những biểu tượng phổ biến cho các thế hệ tương lai - thường kết hợp với các hoa văn nền nhà để kích hoạt Phong thủy của nội thất.
Các ký tự, cây cối, thú vật và biểu tương mang ý nghĩa tốt có thể dược sử dụng làm mẫu hoa văn trên đồ đạc và các yếu tố trang trí nội thất như thảm,quần áo và ngói mái nhà đổ thu hút vận may.
Cây cối và hồ cá cảnh.
Trong các ngôi nhà Trung Hoa, cây cối có khả năng thích ứng tốt với thời tiết khắc nghiệt thường được trồng quanh nhà như là biểu tượng cho trường thọ. Cúc, thông, mận, tre và thậm chí cả xương rồng thường trồng phổ biến hơn cây hoa hồng và các loại hoa khác nở và tàn nhanh chóng.
Người ta thường bố trí các bể cá cảnh trong nhà để tượng trưng cho vận may tốt. Các nhà địa lý quan niệm các bể cá cảnh đặc biệt có ý nghĩa tốt nếu chủ nhân thuộc mạng hỏa bởi vì thủy sẽ có tác dụng cân bằng hỏa. Theo giới Phong thủy, việc bố trí hồ cá cảnh trong nhà và văn phòng là để làm giảm bớt đi điềm xấu.
Tượng điêu khắc.
Các con thú tượng trưng cho sức mạnh và quyền uy thường được chạm trổ hay đúc bằng sứ hoặc đồng và đặt ở quanh nhà để xua đuổi những điềm xấu. Các con thú phổ biến được chọn lọc từ tự nhiên như sư tử, hổ, voi và các con vật huyền thoại như kỳ lân và ngựa một sừng ở trán thường được lấy làm biểu tượng. Rồng, biểu tượng con thú uy lực nhất, thường được bố trí quanh các cung điện như là vật tượng trưng cho sức mạnh.
Các con vật khác như rùa có thời gian sống lâu được sử dụng làm biểu tượng cho trường thọ. Có thể tìm thấy các tượng điêu khắc về cá trong nhiều ngôi nhà vì từ cá trong tiếng Hán phát âm giống từ thành công hay dồi dào.
(Nguồn: TS.KTS E.LIP, Nghệ thuật kiến trúc theo văn hóa cổ Trung hoa, Nguyễn Hoàng Hải dịch, Nhà xuất bản văn hóa thông tin, 1999)